NHỚ LẠI ĐÊM VĂN NGHỆ TRƯỜNG SƠN 30 NĂM (26-06-2010)
NHỮNG KỶ NIỆM KHÓ QUÊN CỦA ĐẠI GIA Đ̀NH TRƯỜNG SƠN

Tối  26-06-2010, vào khoảng 9 giờ, tiết mục văn nghệ cuối cùng của đêm văn nghệ kỷ niệm 30 năm Liên Đoàn Trường Sơn kết thúc. Những tràng pháo tay và tiến reo để hoan hô các em Thanh Đoàn trong vũ khúc Stand By Me. Khi quan khách lục tục ra về, một vài liên đoàn trưởng của các liên đoàn bạn c̣n nấn ná ở lại để chúc mừng. Anh H. nói : “… Chúc mừng Trường Sơn nghe. Quá hay, quá thành công!...”. Anh N.: th́ chia xẻ: “ năm sau đến lượt liên đoàn của tụi này kỷ niệm 30 năm. Nhưng chắc là sẽ không thể dựng được một chương tŕnh văn nghệ như Trường Sơn rồi. Tụi này không đủ nhân sự…”. Chị H. th́ kể lại: “…Tôi ngồi hát theo bài T́nh Ca với em An Nhiên. Rồi chỉ muốn lên ôm hôn các em Ấu Nữ trong màn múa dù, v́ chúng dễ thương quá. Liên Đoàn Trường Sơn có một  ban văn nghệ đặc biệt thiệt!”…

C̣n nhiều lời khen ngợi tương tự lắm. Có lẽ không chỉ có gia đ́nh Trường Sơn mà nhiều quan khách cũng thích thú với chương tŕnh văn nghệ nghiệp dư dài hai tiếng đồng hồ này. Ít người biết rằng những người trong ban văn nghệ đă bắt đầu bận bịu từ ba tháng trước đó…

Tổ chức một đêm văn nghệ th́ cũng giống như tổ chức một tṛ chơi lớn trong hướng đạo.Những người tham gia vào cuộc chơi vẫn ngày ngày đi làm, đi học, tối về lo việc nhà. Hăy thử tưởng tượng những cá nhân đó đă kết nối với nhau trong ba tháng trời như thế nào, để rồi kết hợp lại chỉ c̣n hai tiếng đồng hồ đầy ắp niềm vui cho khán giả.

Hăy tưởng tượng có một ban tổ chức gặp nhau hàng tuần, phân ra các tiết mục mà mỗi ngành sẽ đóng góp. Sẽ có một người đại diện ngành đứng ra nhận trách nhiệm chọn  tiết mục, t́m người tŕnh diễn, t́m người dàn dựng và tập dợt, t́m người chuẩn bị các công việc hậu cần như quần áo, font trang trí… Mỗi người một việc, cứ thế mà thực hiện, giống như một tổ chức chuyên nghiệp vậy…

Hăy tưởng tượng chi Trâm ngồi ở nhà miệt mài vẽ những bức tranh làm font cho các màn hoạt cảnh Khi Người Lính Trẻ Trở Về, Cô Hàng Chè Xanh… Người xem cứ nghĩ đó là do họa sĩ chuyên nghiệp thực hiện. Chúng làm những màn hoạt cảnh trở nên “bắt mắt” hơn rất nhiều…

Hăy tưởng tượng ở ngoài park, mỗi tuần trưởng Tâm và chị Quỳnh Như tập múa bài Tiếng Ve Gọi Hè cho các em Brownie của ḿnh. Đây là tiết mục của những diễn viên nhí nhất mà được khen tặng nhiều nhất. Những cánh dù muôn màu sắc, những gương mặt thơ ngây rạng rỡ. Thấy có mấy lần “đạo diễn bất đắc dĩ” Quỳnh Như ở ngoài park, tự cầm dù loay hoay đứng múa một ḿnh trước khi tập cho các em. Chắc lúc đó tâm hồn chị cũng trở lại hồn nhiên như  tuổi học tṛ… Trưởng Tâm cho rằng tập cho các em Brownie là sướng nhất, v́ chúng tham gia hết ḿnh. Cũng chính các cô vũ công tí hon này trở thành ca sĩ trong bản hợp ca Trường Làng Tôi. Ban đầu chỉ định chọn ra 04 em hát và nói tiếng Việt giỏi  để tập cho lẹ. Nhưng khi trưởng Tâm hỏi em nào muốn tập hát, toàn bộ các em Brownie  đều xung phong, th́ làm sao mà từ chối được. Lúc đầu có em c̣n đọc và phát âm không rành. Nhưng rồi từng ngày qua, các em hát mỗi ngày một tự tin. Nghe các em hăm hở hát “…Trường làng tôi không giây phút tôi quên, dù cách xa muôn trùng, trường ơi…”, có phụ huynh chợt thấy mủi ḷng v́ cảm động.

Hăy tưởng tượng ở sân nhà trưởng Long hằng tuần, đó là sân khấu tập của bà bầu Anh Đào và các phụ huynh trong hơn hai tháng trời. Cứ bảy giờ tối Thứ Tư hằng tuần, là chị Anh Đào bắt đầu điểm danh xem các diễn viên của ḿnh đă đến đủ chưa. Có khi th́ trưởng Thoại vắng mặt v́… con nhỏ khóc quá, không đi được! Có khi toàn bộ những người tham gia màn hoạt cảnh Khi Người Lính Trẻ Trở Về phải chờ trưởng Linh - nhân vật chính - đi làm về trễ mới tập được. Khi trưởng Linh xuất hiện, mọi người reo lên mừng rỡ: “… Ahh! Cu Tí đă về….”. Hiếm có buổi tập nào mà đầy đủ mọi người, chị Anh Đào vẫn cho tập với những vị trí trống. Phải đi dự những buổi tập mới thấy để có được mười phút hoạt cảnh Trường Ca Con Đường Cái Quan trên sân khấu “hoành tráng như Thúy Nga Paris” trong đêm diễn, các phụ huynh và chị Anh Đào đă đổ biết bao nhiêu công sức .

Dù đây chỉ là một “tṛ chơi lớn” thôi, tại sao mọi người lại tham gia hết ḿnh như vậy?

Một phần v́ đại gia đ́nh Trường Sơn. Cái cột mốc 30 năm cũng nói lên được sự gắn kết của biết bao nhiêu người trong đó, với biết bao tự hào, t́nh thân. Mọi người hết ḷng cho con em của ḿnh. Mọi người hết ḷng v́ Trường Sơn cũng chính là gia đ́nh của ḿnh.

Một phần v́ t́nh yêu văn nghệ của những người tham gia. Những người làm văn nghệ nghiệp dư có cái hạnh phúc là chơi văn nghệ v́ yêu thích mà không phải v́ tiền. Chỉ có điều, những nhóm văn nghệ tài tử như vậy cần phải có một đầu tàu để duy tŕ nguồn cảm hứng chung. Gia đ́nh Trường Sơn may mắn có được điều này. Nếu không có chị Anh Đào, mọi người sẽ không có dịp thấy được chị Nguyễn Đào trong cảnh nàng Tô Thị của phố Kỳ Lừa, chị đă diễn cảm như diễn viên chuyên nghiệp vậy. Không có chị Anh Đào cũng không có trưởng Linh rất trẻ trung khi nhập vai người lính trẻ về thăm lại quê hương. Không có anh Bá Thành, trưởng Hoàng, những ca sĩ nghiệp dư của Trường Sơn chưa chắc đă tự tin trong các tiết mục hợp ca như vậy.

Một tuần sau đêm diễn, khi không c̣n phải lo lắng về chuyện tập dợt, có một số anh chị trong ban văn nghệ nói rằng cảm thấy “trống trống, buồn buồn”… Mọi người bắt đầu nhớ lại những lo toan, bận rộn trong suốt ba tháng trời.Sẽ rất khó tả cho “người ngoài cuộc” nghe những buồn vui trong thời gian ấy có ư nghĩa như thế nào với “người trong cuộc”.

Đại gia đ́nh Trường Sơn và t́nh yêu văn nghệ là hai sợi dây vô h́nh đă gắn kết mọi người lại để có được đêm văn nghệ Trường Sơn 30 năm thật đẹp. Thêm một kỷ niệm khó quên nữa trong những ngày gắn bó với Liên Đoàn Trường Sơn chúng ta …

Doăn Hưng 

h́nh ảnh sẽ được bổ túc thêm...